https://1000ketab.com/

5 nhóm thu nhập là gì? các mức thu nhập ở Việt Nam

5 nhom thu nhap la gi cac muc thu nhap

Có bao nhiêu nhóm thu nhập ở Việt Nam hiện nay và có những thay đổi, khác biệt như thế nào giữa các nhóm? Theo thống kê, các mức thu nhập khác nhau của các nhóm khác nhau có sự chênh lệch khá lớn, từ đó cũng tạo nên những mối lo đáng kể của xã hội.

Cùng OKVIP tìm hiểu các thông tin chi tiết về các mức thu nhập ở Việt Nam hiện nay để hiểu rõ hơn về vấn đề thu nhập trong xã hội.

Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam là bao nhiêu?

Theo số liệu Điều tra về mức sống vào năm 2021 của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người hàng tháng tại Việt Nam là 4.2 triệu đồng. So với năm 2020, mức thu nhập bình quân đầu người đã giảm đi 1% so với năm 2020, tương đương 42.000 đồng VNĐ mỗi tháng.

Cụ thể, mức thu nhập bình quân đầu người dành cho các cư dân ở khu vực thành thị nằm ở mức gần 5.4 triệu đồng. Tuy nhiên, đối với các cư dân ở khu vực nông thôn chỉ đạt mức 3.5 triệu đồng

Có thể thấy được mức thu nhập bình quân đầu người ở khu vực thành thị hiện nay đang cao hơn khoảng 1,5 lần so với khu vực nông thôn. 

Trước khi đại dịch COVID xảy ra năm 2019, mức thu nhập bình quân đầu người hằng năm luôn ghi nhận chỉ số tăng qua từng năm. Nhưng trước những tác động tiêu cực do đại dịch COVID gây ra, thu nhập đã giảm thiểu hơn và có xu hướng giảm nhiều hơn đáng kể ở thành thị so với nông thôn. 

Cụ thể, mức thu nhập bình quân đầu người dành cho các cư dân ở khu vực thành thị giảm hẳn 3.6%. Trong khi đó, mức thu nhập bình quân đầu người dành cho các cư dân ở khu vực nông thôn không có sự thay đổi đáng kể.

Ngoài ra, các thống kê về cơ cấu dịch chuyển của mức thu nhập bình quân đầu người cũng ghi nhận khả năng dịch chuyển theo hướng tích cực và tiến bộ hơn đáng kể ở hầu hết các nhóm thu nhập kể từ năm 2010 trở đi.

Có 5 nhóm thu nhập ở Việt Nam hiện nay
Có 5 nhóm thu nhập ở Việt Nam hiện nay

Cách chia 5 nhóm thu nhập ở Việt Nam là gì?

Nhóm 1

Nhóm 1 bao gồm tất cả các đối tượng là người nghèo, hộ nghèo có sự thiếu hụt tối thiểu từ 3 chỉ số trong quá trình tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. Cụ thể, các đối tượng nhóm nghèo ở các khu vực thành thị thường đạt mức thu nhập bình quân đầu người vào mỗi tháng nằm ở mức tối đa là 900.000đ

Trong khi đó nhóm nghèo ở những khu vực nông thôn thường đạt mức thu nhập bình quân đầu người nằm vào khoảng 700.000đ mỗi tháng trở xuống.

Đọc thêm: Top 15 Công Việc Làm Thêm Lý Tưởng Cho Dân Văn Phòng

Nhóm 2

Nhóm 2 bao gồm tất cả các đối tượng là người nằm trong hộ cận nghèo có sự thiếu hụt tối đa 3 chỉ số trong quá trình tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. Cụ thể, các đối tượng nhóm cận nghèo ở các khu vực thành thị thường đạt mức thu nhập bình quân đầu người vào mỗi tháng nằm ở mức 900.000-1.300.000đ

Trong khi đó nhóm cận nghèo ở những khu vực nông thôn thường đạt mức thu nhập bình quân đầu người nằm vào khoảng 700.000-1.000.000đ mỗi tháng.

Bài Viết Liên Quan:  Developer Là Gì? Nghề Lập Trình Viên Lương Có Cao Không?

Nhóm 3

Nhóm 3 đề cập đến những nhóm người có mức thu nhập nằm ở cấp độ trung bình. Cụ thể, các đối tượng nhóm trung bình ở các khu vực thành thị thường đạt mức thu nhập bình quân đầu người vào mỗi tháng nằm ở mức 1.300.000-1.950.000đ

Trong khi đó nhóm trung bình ở những khu vực nông thôn thường đạt mức thu nhập bình quân đầu người nằm vào khoảng 1.000.000-1.500.000đ mỗi tháng.

Nhóm 4

Nhóm 4 đề cập đến những nhóm người có mức thu nhập nằm ở cấp độ khá. Cụ thể, các đối tượng nhóm có thu nhập khá ở các khu vực thành thị thường đạt mức thu nhập bình quân đầu người vào mỗi tháng nằm ở mức 2.200.000-4.000.000đ

Trong khi đó nhóm trung bình ở những khu vực nông thôn thường đạt mức thu nhập bình quân đầu người nằm vào khoảng 2.000.000-3.500.000đ mỗi tháng.

Nhóm 5

Nhóm 5 đề cập đến những nhóm người có mức thu nhập ổn định và giàu có. Cụ thể, các đối tượng thuộc nhóm 5 ở các khu vực thành thị và cả nông thôn thường đạt mức thu nhập bình quân đầu người từ tối thiểu 5.000.000đ trở lên mỗi tháng.

Mức thu nhập bình quân đầu người đã giảm do dịch Covid-19
Mức thu nhập bình quân đầu người đã giảm do dịch Covid-19

Đọc thêm: Lương Net Và Lương Gross: Hiểu Như Nào Là Đúng Nhất?

Xu hướng chênh lệch thu nhập tại Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay đang có sự chênh lệch khá lớn giữa các đối tượng. Từ đó, đã có những cách biệt đáng kể xuất hiện từ những chênh lệch này.

Sự chênh lệch về thu nhập thường xuất phát từ hai yếu tố chính:

  • Giữa cư dân thành thị so với cư dân tại vùng nông thôn trong cùng nhóm thu nhập.
  • Chênh lệch mức thu nhập bình quân đầu người giữa nhóm người nghèo và nhóm người giàu trong xã hội.

Như đã nói ở trên, các số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy rất rõ về sự chênh lệch đáng kể mức thu nhập bình quân đầu người giữa thành thị so với nông thôn trong năm 2021, cụ thể sự chênh lệch lên đến 1.5 lần.

Cũng theo các số liệu từ Tổng cục Thống kê năm 2021, khu vực Đông Nam Bộ chính là vùng sở hữu mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất tại Việt Nam, đạt 5.794.000 đồng mỗi tháng.

Trái lại, khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ chính là vùng sở hữu mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất tại Việt Nam, chỉ đạt mức 2.837.000 đồng mỗi tháng.

Tuy nhiên, một tín hiệu đáng mừng là tỷ lệ hộ nghèo theo thống kê trong năm 2021 đã giảm đi 0,4% so với tỷ lệ hộ nghèo của năm trước.

Những yếu tố tạo ra chênh lệch thu nhập này còn dẫn đến nhiều vấn đề đáng lưu ý hơn trong xã hội. Tuy nhiên, đây cũng chính là động lực để thúc đẩy sự khởi nghiệp và tinh thần cố gắng, nỗ lực ngày một tốt hơn.

Mức thu nhập bình quân có sự chênh lệch lớn giữa các đối tượng
Mức thu nhập bình quân có sự chênh lệch lớn giữa các đối tượng

Kết luận

Có thể thấy, các mức thu nhập ở Việt Nam hiện nay cùng với sự chênh lệch hiện hữu đã giúp bạn hình dung đầy đủ về những vấn đề hiện có trong xã hội. Từ đó, bạn cũng có thể nắm bắt các dấu hiệu tích cực để toàn xã hội cùng phát triển trong tương lai.

Tiếp tục theo dõi những bài viết thú vị từ OKVIP Việt Nam để nắm bắt thêm nhiều thông tin hữu ích khác!

Bat Mi 10 Khoa Hoc SEO Online Mien Phi Tu

Chỉ mục