https://1000ketab.com/

Cẩm nang xin việc ngành Luật

xin viec nganh luat topcv.jpg644621353ddb0

Ngành Luật là một trong số ít những ngành khoa học xã hội đem lại nguồn thu nhập cao cùng cơ hội việc làm dồi dào. Việc làm cho người học Luật có dồi dào? Học Luật có phải chỉ ra làm luật sư và xin việc ngành Luật có khó khăn như bạn vẫn nghĩ? Tất cả sẽ được OKVIP giải đáp với bài viết này!

Tổng quan về ngành Luật

Ngành Luật nhiều năm nay vẫn luôn thu hút đông đảo bạn trẻ quan tâm. Vậy bạn đã hiểu rõ về ngành Luật? Cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Ngành Luật có dễ xin việc không?

Theo thống kê tháng 3/2017, cả nước có khoảng 612.000 doanh nghiệp đang hoạt động, và chắc chắn không một doanh nghiệp nào có thể thiếu vắng đi sự hỗ trợ pháp lý trong hoạt động điều hành và kinh doanh.

Theo thông tin từ Bộ tư pháp, cho đến năm 2020, chỉ riêng các chức danh tư pháp cần tới trên 20.000 nhân sự và con số chắc chắn sẽ tăng lên nhiều lần trong bối cảnh Việt Nam đang Hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, nhu cầu nhân lực cho ngành luật chưa bao giờ tăng cao và cấp thiết như hiện nay.

Hiện tại TopCV đang có hàng trăm cơ hội việc làm ngành Luật với mức lượng vô cùng hấp dẫn. Truy cập để khám phá ngay.

Những lầm tưởng về ngành Luật

Khi nhắc đến việc làm ngành Luật, không ít người sẽ nghĩ ngay Luật sư. Tuy nhiên, cử nhân ngành Luật ra trường có thể làm thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, công chứng viên hoặc chuyên viên pháp lý,… Ngoài làm việc tại các Bộ, các phòng ban nhà nước, bạn hoàn toàn có thể mở một văn phòng luật sư riêng hoặc tư vấn luật tại các doanh nghiệp lớn.

Nhiều bạn đọc nhầm lẫn việc học ngành Luật đồng nghĩa học thuộc. Thực tế, ngay đến các luật sư hay thẩm phán kì cựu cũng không thể thuộc hết tất cả các luật do Nhà nước ban hành. Trí nhớ tốt là điểm cộng cho người học luật. Tuy nhiên, hiểu rõ bản chất, nguyên tắc và phương pháp áp dụng của quy định pháp luật mới là yếu tố then chốt khi xin việc ngành Luật.

Nhu cầu nhân lực cho ngành luật ngày càng tăng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế
Nhu cầu nhân lực cho ngành luật ngày càng tăng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế

Ngành Luật làm nghề gì? TOP 6 việc làm ngành Luật HOT nhất

Ngành Luật ra trường có dễ xin việc không? Để trả lời câu hỏi này, dưới đây là danh sách việc làm ngành Luật phổ biến nhất hiện nay.

Luật sư

Luật sư là việc làm tiêu biểu nhất, thể hiện rõ nhất khi người lao động muốn xin việc ngành Luật

Mô tả công việc

  • Nghiên cứu, phân tích vấn đề luật pháp, soạn thảo và nộp lại văn bản pháp luật.
  • Làm rõ các vấn đề pháp luật, chỉ đạo và định hướng cho khách hàng, doanh nghiệp hành xử và hoạt động theo đúng pháp luật.
  • Tư vấn và đại diện pháp luật cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trước tòa án trong quá trình tiến hành tố tụng.
  • Tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật.

Kĩ năng và kinh nghiệm cần có

  • Tại Việt Nam, sau 4 năm học tại trường luật, sinh viên mới được nhận bằng Cử nhân luật học. Để trở thành luật sư, ứng viên cần bỏ ra 2 năm để học tập tại “Học viện Tư pháp” và tập sự tại công ty hoặc văn phòng luật sư. Sau khi hoàn tất kỳ kiểm tra hết tập sự, ứng viên mới được cấp thẻ luật sư và chính thức hành nghề “Luật sư”.
  • Khả năng làm việc nhóm và độc lập hiệu quả, giao tiếp và xử lý tình huống tốt.
  • Khả năng chịu áp lực công việc tốt, quyết đoán, cẩn trọng, tinh thần trách nhiệm cao.
  • Yêu cầu trình độ tiếng Anh khá.

Mức lương trung bình: 15.000.000 – 20.000.000 VNĐ/tháng

Apply việc làm Luật sư

 

Luật sư là việc làm tiêu biểu nhất của ngành Luật

Luật sư là việc làm tiêu biểu nhất của ngành Luật

Công chứng viên

Mô tả công việc

  • Tư vấn và thẩm định công chứng cho khách hàng.
  • Công chứng và chịu trách nhiệm về Hợp đồng giao dịch, hồ sơ theo quy định Pháp Luật.
  • Soạn thảo và tư vấn các vấn đề về pháp lý.
  • Hỗ trợ việc soạn thảo, thẩm định tính pháp lý của các hợp đồng, thỏa thuận, hỗ trợ luật sư trong các hồ sơ tranh chấp.

Kĩ năng và kinh nghiệm cần có

  • Có bằng cử nhân luật.
  • Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật.
  • Thành thạo tin học văn phòng. Khả năng giao tiếp, xử lí tình huống tốt.

Mức lương trung bình: 8.000.000 – 10.000.000 VNĐ/tháng

Kiểm sát viên/công tố viên

Mô tả công việc

  • Kiểm tra, giám sát việc khởi tố các hành vi phạm tội hay buộc tội, các hoạt động điều tra từ đó đề xuất hình phạt thích hợp.
  • Kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử, việc chấp hành pháp luật của mọi người, quyết định của thẩm phán, Tòa án.
  • Tham gia điều tra, truy tố tội phạm, nếu kết quả điều tra không hợp lý, Công tố viên có quyền lật lại vụ án và yêu cầu điều tra lại từ đầu.
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của bản thân.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.
Bài Viết Liên Quan:  5W1H Là Gì? Lý Thuyết Và Ý Nghĩa Của Phương Pháp 5W1H Trong Thực Tế
Công tố viên thường xuyên phải tham gia điều tra, truy tố tội phạm, làm việc với giấy tờ sổ sách
Công tố viên thường xuyên phải tham gia điều tra, truy tố tội phạm

Kĩ năng và kinh nghiệm cần có

  • Trình độ cử nhân luật trở lên.
  • Nắm vững luật, nhiệm vụ của cảnh sát, công tác điều tra tội phạm.
  • Khả năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tranh biện, hùng biện, phân tích và xử lý thông tin, lập văn bản báo cáo,…
  • Phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh vững vàng.

Mức lương trung bình: 8.000.000 – 10.000.000 VNĐ/tháng + 25% phụ cấp /tháng.

Thư ký tòa án

Mô tả công việc

  • Ghi chép biên bản diễn biến phiên tòa.
  • Quản lý và sắp xếp hồ sơ.
  • Kiểm tra danh sách và phổ biến nội quy phiên tòa với những người được triệu tập.
  • Làm rõ lý do của người vắng mặt và báo cáo với Hội đồng xét xử.
  • Hỗ trợ thẩm phán trong việc tiến hành các công tác liên quan tới quá trình giải quyết vụ án: hướng dẫn đương sự bổ sung thông tin, chứng cứ, ghi chép biên bản các phiên hòa giải…

Kĩ năng và kinh nghiệm cần có

  • Đã tốt nghiệp đại học Luật / Có bằng cử nhân Luật, đã trúng tuyển kỳ thi tuyển công chức của Tòa án.
  • Thành thạo tin học văn phòng.
  • Khả năng thuyết trình, diễn giải, kỹ năng giao tiếp tốt.

Mức lương trung bình: 8.000.000 – 10.000.000 VNĐ/tháng + phụ cấp /tháng.

Tham khảo thêm về mẫu CV xin việc ngành Luật và một số ngành khác để ứng tuyển thành công.

Xin việc ngành Luật vị trí thư ký tòa án được nhiều bạn lựa chọn
Xin việc ngành Luật vị trí thư ký tòa án được nhiều bạn lựa chọn

Giảng viên ngành luật

Mô tả công việc

  • Giảng dạy các bộ môn Pháp Luật tùy theo từng ngành như Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Kinh tế,…
  • Giảng dạy các môn về Dân sự, Tố tụng dân sự, hình sự.
  • Đánh giá rèn luyện sinh viên; thực hiện các công tác học vụ.

Kĩ năng và kinh nghiệm cần có

  • Có bằng Thạc sĩ trở lên ngành Luật hoặc tốt nghiệp đại học loại giỏi ngành Luật hệ chính quy tại các trường đại học công lập.
  • Trình độ ngoại ngữ tối thiểu Tiếng Anh bằng C.
  • Thành thạo tin học văn phòng.
  • Khả năng giao tiếp, ứng xử tốt, có năng lực sư phạm.

Mức lương trung bình: 7.000.000 – 10.000.000 VNĐ/tháng

Thẩm phán

Mô tả công việc

  • Chủ trì xét xử và điều trần các vụ án.
  • Nghiên cứu và phân tích các vấn đề theo luật pháp, đánh giá các tài liệu, báo cáo.
  • Lắng nghe, xem xét và đánh giá các lập luận, chứng cứ.
  • Quyết định quy trình thực hiện xét xử theo luật pháp và quy tắc, quyết định giam giữ bị cáo đến khi xét xử, phê duyệt lệnh bắt giữ.
  • Đưa ra phán quyết và giải quyết tranh chấp giữa các bên, quyết định và hướng dẫn về các trường hợp.

Mô tả công việc

  • Có bằng cử nhân luật sau đó tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ thẩm phán của Học viện Tư pháp hoặc Học viện Tòa án.
  • Có kỹ năng định hướng, định vị, khả năng xác định và phân tích các vấn đề.
  • Khả năng làm chủ ngôn ngữ, thành thạo Ngoại ngữ (Tiếng Anh).

Mức lương trung bình: 6.000.000 VNĐ + phụ cấp ngành nghề/tháng

Thẩm phán là người giữ vị trí chủ trì xét xử và điều trần các vụ án
Thẩm phán là người giữ vị trí chủ trì xét xử và điều trần các vụ án

Rèn luyện kiến thức, kĩ năng để xin việc ngành Luật ở đâu?

Miền Bắc

  • Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Học viện Ngoại giao
  • Trường Đại học Công đoàn
  • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Trường Đại học Luật Hà Nội
  • Trường Đại học Ngoại thương
  • Trường Đại học Thương mại
  • Viện Đại học Mở Hà Nội
  • Trường Đại học Vinh

Miền Nam

  • Trường Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)
  • Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
  • Trường Đại học Luật TP.HCM
  • Trường Đại học Sài Gòn
  • Trường Đại học Mở TP.HCM
  • Trường Đại học Kinh tế – ĐH Đà Nẵng
  • Trường Đại học Đà Lạt
  • Trường Đại học An Giang
  • Trường Đại học Cần Thơ
Có nhiều trường Đại học nổi tiếng hiện có giảng dạy ngành Luật
Có nhiều trường Đại học nổi tiếng hiện có giảng dạy ngành Luật

Bí quyết xin việc làm ngành Luật thành công

Lưu ý khi viết mẫu CV xin việc ngành Luật

  • Khi xin việc ngành Luật, hãy nhấn mạnh vào tấm bằng Đại học của bạn. Bằng cử nhân Luật học hoặc thẻ luật sư chính là lợi thế để bạn xin vào làm việc trong ngành Luật tại bất kì vị trí nào.
  • Những kinh nghiệm mà làm việc liên quan đến pháp luật kể cả tình nguyện tại một văn phòng trợ lý pháp luật hay việc làm văn phòng, tất cả đều nên có trong CV.
  • CV ứng tuyển ngành Luật chỉ nên dài từ một đến hai trang và việc kiểm tra lỗi font, các lỗi chính tả hay lỗi ngữ pháp đều rất kĩ càng. Hãy kiểm tra lại CV của mình thật kỹ trước khi gửi.

Vượt qua phỏng vấn để xin việc ngành Luật thành công

Khi phỏng vấn xin việc ngành Luật, các câu hỏi tình huống sẽ liên tục được đặt ra để xác nhận năng lực chuyên môn của bạn. Việc đầu tiên là hãy tự tin, không ai có thể nắm hết được các điều luật hay trả lời chính xác mọi câu hỏi. Hãy thành thật và trả lời bằng kiến thức của bản thân. Ngoài ra sẽ có một số dạng câu hỏi như:

  • “Mức lương của ngành Luật (hoặc tại chính công ty bạn ứng tuyển) sẽ tương đối thấp và không có phụ cấp, vậy bạn có chấp nhận không?” Đừng lo lắng và hãy sẵn sàng nhận việc và khẳng định bản thân có năng lực để nâng lương sau này, bởi không kể ở bất kì công ty nào, với ứng viên mới bước chân vào ngành Luật thì trong vòng 3 năm đầu, mức lương bạn nhận được sẽ khá thấp.
  • “Làm Luật sư sẽ phải làm việc quá giờ khá thường xuyên bởi yêu cầu của khách hàng, bạn có ý kiến gì với vấn đề này không?” Tương tự, như câu hỏi trên, tự tin nhận việc bởi thực chất không phải lúc nào cũng có những yêu cầu quá bất thường, tùy theo từng vụ việc sẽ có giờ làm việc khác nhau.
Ứng viên sẽ phải vượt qua vòng phỏng vấn để xin việc ngành Luật thành công
Ứng viên sẽ phải vượt qua vòng phỏng vấn để xin việc ngành Luật thành công

Tìm kiếm việc làm ngành Luật

Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tìm việc làm và ứng tuyển ngành Luật với mức lương hấp dẫn, đồng thời học thêm các kĩ năng để xin việc ngành Luật thành công thông qua các kênh:

  • Facebook: Group Việc làm: Sinh viên Luật và việc làm, Legal Jobs – Việc làm ngành luật, Việc làm chuyên ngành Luật… Fanpage Cộng Đồng Luật Sư TP.HCM, Hội luật sư Việt Nam, Thư ký tòa án, Nghề Luật sư,…
  • Cổng thông tin tuyển dụng chuyên nghiệp: Topcv.vn, timviecnhanh.com, mywork.com,…
  • Cộng đồng danluat.thuvienphapluat.vn, diễn đàn các trường đại học hutech.edu.vn,…

Trên đây là toàn bộ thông tin xin việc ngành Luật. Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian theo dõi bài viết. Theo dõi ngay TopCV nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm công việc ngành Luật.

Chỉ mục